DA KHÔ, NHẠY CẢM, NHIỄM SẮC TỐ, NHĂN DSPW

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DA BẠN

Loại da của bạn khô, tróc vảy, nứt nẻ và “kêu gào” đòi sản phẩm dưỡng ẩm. Còn nữa, da bạn bị nóng, ngứa, tê buốt, nổi mụn vì phản ứng với quá nhiều thành phần đến nỗi có rất ít sản phẩm hợp với bạn. Những thành phần tổng hợp trong sản phẩm chăm sóc da (như hương liệu, chất tẩy rửa, chất bảo quản) có thể gây kích ứng. Những thành phần thiên nhiên trong chăm sóc da như các loại dầu thiết yếu, dầu dừa (coconut oil), hoặc dầu ca cao (cocoa butter) cũng có thể gây phản ứng.

Khi sử dụng một sản phẩm điều trị vết đen, nó có thể gây ngứa và làm làn da nhiễm sắc tố của bạn đỏ lên. Vì thế mặc dù bạn tránh ánh nắng, nhưng mọi người vẫn thường hỏi có phải bạn vừa đi biển về không, vì mặt của bạn trông đỏ bừng như bị cháy nắng ngay cả trong những ngày cuối đông. Kem chống lão hóa làm bạn trông như nạn nhân bị bỏng, nó tạo ra những đám viêm đỏ, theo thời gian chuyển thành màu nâu và vài tháng sau mới hết.

Mặc dù quá trình cải thiện làn da của bạn đòi hỏi sự cẩn thận từng bước một, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được, nên đừng từ bỏ.

Da bạn thường bị chàm (còn gọi là viêm da cơ địa), đó là tình trạng da khô trở nên kích ứng, đỏ, viêm, sau đó phát triển thành những đám da gây ngứa và phải mất một thời gian để lành lại.

 

DSPW Và Chàm

Nhiều người bị chàm, hay còn được gọi là bệnh viêm da cơ địa, một thể nặng của khô da có khuynh hướng tái phát tại cùng một vị trí (như phía sau đầu gối, trên cổ tay, ụ đầu xương bàn tay, cổ chân và khuỷu tay). Lúc đầu nó là đám da bị ngứa, sau đó trở nên đỏ và viêm. Sự cào xước tại vị trí đó có thể làm da bị rách và nhiễm trùng. Ở loại da DSPT và DSPW, da ở những vùng bị thương sẽ đen lại và có thể mất nhiều tháng mới trở lại màu da tự nhiên. Chàm là kết quả từ sự kết hợp của hai yếu tố: khô và nhạy cảm, và đôi khi là do dị ứng. Dị ứng có thể gồm cả dị ứng trực tiếp với những chất tiếp xúc với da và dị ứng xuất phát từ bên trong cơ thể với thức ăn, hít phải chất gây dị ứng… rồi biểu hiện ra ngoài da.

Tôi có bị chàm?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn có thể bị chàm:

• Ngứa tại bất kỳ chỗ nào ở mặt hoặc trên cơ thể

• Thấy kích thích và muốn gãi thường xuyên ở sau đầu gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay.

• Những vùng ngứa trở thành những đám đen hoặc đỏ, vẫn còn sau khi hết ngứa

• Vết nứt rạn trên những vùng da đỏ và khô, đặc biệt tại vị trí khớp

• Ngứa và đỏ da có xu hướng tái phát tại cùng một vị trí trên cơ thể

• Ngứa, đỏ và tróc vảy ở sau tai

• Tiền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng hoặc hen

Một điều rất quan trọng là không được gãi khi bạn thấy ngứa vì gãi khiến hàng rào bảo vệ da bị phá hủy nặng hơn. Thay vào đó, bạn dùng những sản phẩm không theo đơn để làm dịu tổn thương do chàm gây ra.

Thiên hướng bị chàm? 

Chàm là một loại bệnh di truyền hay gặp ở những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị hen hay dị ứng. Chàm thường bắt đầu xảy ra trong những năm đầu đời và đối với hầu hết mọi người, nó phát triển đến lúc 5 tuổi. May mắn là qua tuổi này, khi lớn hơn, nhiều người chỉ bị quấy rầy bởi vấn đề khô da thông thường. Những người trưởng thành bị viêm da cơ địa thường là do có làn da quá nhạy cảm.

Những nghiên cứu gần đây phát hiện ra trẻ bú sữa mẹ có tỉ lệ bệnh viêm da cơ địa thấp hơn, vì trẻ bú sữa mẹ không tiếp xúc với những chất gây dị ứng phổ biến có trong thức ăn hàng ngày và đậu nành trước khi hệ thống miễn dịch phát triển. Điều thú vị là một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những đứa trẻ bú sữa mẹ và người mẹ không ăn những thức ăn gây dị ứng thông thường (như trứng, cá, lạc, đậu nành) có tỷ lệ chàm thấp hơn những đứa trẻ bú sữa mẹ mà mẹ chúng ăn những thức ăn đó.

 

2. RỐI LOẠN HÀNG RÀO BẢO VỆ DA

Loại da khô, nhạy cảm thường bị rối loạn hàng rào bảo vệ da. Những tế bào giúp duy trì sự toàn vẹn của da bị phá hủy do nhiều nguyên nhân, bao gồm: dị ứng, các sản phẩm và thành phần gây kích thích, điều kiện môi trường như sự hanh khô và không khí lạnh. Từ đó hàng rào không giữ được nước bên trong nên da bị thiếu nước. Mặt khác, nó không ngăn được các thành phần gây dị ứng từ bên ngoài và khi những thành phần này xâm nhập vào trong da, chúng sẽ gây ra hiện tượng viêm.

Da DSPW không có sự bảo vệ. Bạn có làn da mỏng. Tình trạng da khô, kích thích, đỏ và ngứa làm bạn muốn gãi, và gãi lại làm hàng rào da hư tổn thêm. Vì da bạn thuộc loại da nhiễm sắc tố, nên những vùng da hay bị kích thích (như phía sau đầu gối và mặt trong khuỷu tay) thường bị sạm đi. Những việc như gãi, cắt và cạo vào da còn tệ hại hơn: chúng có thể gây ra những vết đen tại vùng bị tổn thương, vì nồng độ cao của sắc tố da sẽ phản ứng với tình trạng viêm gây ra vết thâm đen. Tổn thương hàng rào da → ngứa → gãi → tổn thương thêm hàng rào da: đó là vòng xoắn bệnh lý của bạn.

Những vết đen có thể là hậu quả từ nhiều nguyên nhân như: cắt, gãi, uống thuốc tránh thai, mang thai và phơi nắng. Những vết đen trông đen hơn vào mùa hè nếu phơi nắng nhiều. Những vết đen, đám đen sau chấn thương thường hay xảy ra ở người da màu, bác sĩ da liễu gọi chúng là rối loạn sắc tố da sau viêm (PIPA). Cả người DSPW da màu và da trắng đều có thể bị nám má (còn được gọi là dấu hiệu của mang thai), hậu quả từ phơi nắng và nồng độ cao của nội tiết tố estrogen.

Chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.  Biểu hiện của chàm: vùng da mặt và cổ có thể bị khô da, đỏ da và bị kích thích, và những đám vẩy da khô thường xuất hiện đột ngột phía sau tai. Chàm có thể nặng hơn khiến bạn stress. Trong trường hợp nặng hơn, những người bị chàm có thể bị mất ngủ vì cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Các đợt bùng phát của bệnh càng nhiều, thì tình trạng mất ngủ càng diễn ra thường xuyên hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị chàm ở mức độ trung bình có tổng thời gian của những đợt bùng phát bệnh là 3 tháng/năm. Những người bị chàm mức độ nặng thì 5 tháng/năm. Ngứa ngáy, khó chịu, mất tự tin, mất ngủ có thể dẫn đến trầm cảm. Những thuốc bôi Steroid và Cortisone được sử dụng để giảm các triệu chứng một cách tạm thời, về lâu dài sẽ làm da tồi tệ hơn vì chúng khiến da bạn mỏng đi.

Biết được nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát được nó. Bất cứ một kích động nào, kể cả tâm sinh lý hoặc tác nhân vật lý bên ngoài, đều có thể làm da bạn bị ngứa và kích thích.

Những người thuộc loại da DSPW có khuynh hướng bị chàm cần tránh các thành phần gây kích thích và tránh các yếu tố sống kích động. Hãy cố gắng giữ thái độ sống bình thản, thăng bằng, và uống các loại trà xanh chống viêm.

 

3. MỘT LOẠI DA PHỨC TẠP

Da bạn là một trong những loại da nhiều thách thức và phức tạp nhất vì bạn bị (hoặc có nguy cơ bị) mọi vấn đề về da.

Da của bạn khô khiến bạn có nguy cơ bị chàm và những tình trạng khác liên quan đến da khô. Da của bạn nhạy cảm nên bạn có thể bị đỏ da, kích thích, tê buốt và nổi ban khi phản ứng với nhiều thành phần chăm sóc da hoặc những kích động khác. Da của bạn thuộc loại da nhiễm sắc tố nên có thể sinh ra tàn nhang, những vết nâu đen và nốt ánh nắng. Da của bạn thuộc loại da nhăn, nên càng về sau, sự hình thành nếp nhăn và những dấu hiệu khác của sự lão hóa càng nhiều hơn các loại da khác.

Bốn yếu tố trên tương tác với nhau và những gì biểu hiện trên da của bạn phụ thuộc vào điểm số của từng yếu tố. Da khô kết hợp với da nhạy cảm có thể gây ra trứng cá, trứng cá đỏ và chàm. Một điều may mắn là chế độ chăm sóc da đúng sẽ giúp bạn.

Nếp nhăn có nguyên nhân từ gen, những thói quen sống (như phơi nắng, hút thuốc), chế độ ăn hoặc là sự kết hợp của các yếu tố đó. Ở một số người, chàm là hậu quả của quá trình tự miễn dịch. Do đó, vài bệnh nhân chàm thấy rằng phơi nắng giúp cải thiện làn da của họ vì nó làm giảm phản ứng tự miễn dịch. Tuy nhiên, tắm nắng để kiềm chế chàm có thể làm tăng nguy cơ bị nhăn da và khô da, những biểu hiện này lại góp phần làm tăng chàm. Hơn nữa, phơi nắng và thời tiết nóng cũng khiến hiện tượng trứng cá đỏ nặng thêm.

Một ưu điểm của loại da DSPW là nguy cơ bị ung thư tế bào không sắc tố da thấp hơn nhiều so với các loại da khác.

4. BIỂU HIỆN DA BẠN

Với loại da DSPW, bạn có thể có các biểu hiện sau:

• Khô da và tróc vảy

• Ngứa

• Những đám vảy màu hồng

• Những đám và vết màu đen sau chấn thương hoặc vết thương

• Đỏ da mặt và cơn đỏ bừng mặt

• Giãn mạch máu trên mặt

• Trứng cá

• Quầng thâm dưới mắt

• Tăng mẫn cảm với các yếu tố gây dị ứng da

• Khô môi

• Da bị sạm tại vùng bị kích thích như: phía sau đầu gối hoặc mặt trong khuỷu tay

Cả người da trắng và da màu đều có thể thuộc loại da DSPW. Người da trắng DSPW có thể bị những vết đen, nám má hoặc tàn nhang do phơi nắng.

Nám má có thể được điều trị bằng kem làm trắng da, nhưng tốt nhất bạn nên dừng uống các dạng thuốc nội tiết (như thuốc tránh thai hoặc thuốc thay thế nội tiết estrogen ‒ HRT) vì chúng có xu hướng làm tăng nhiễm sắc tố. Tránh phơi nắng vì chúng làm nám má tệ hơn. Chọn loại kem chống nắng phù hợp vì nhiều sản phẩm không ngăn được tia UVA ‒ tác nhân góp phần gây ra nám má. Bôi sản phẩm chống nắng ngăn tia UVA kể cả lúc ở trong nhà, trong ô tô, máy bay vì tia UVA xuyên được qua kính. Tin tốt về nám má là nó có xu hướng được cải thiện sau giai đoạn mãn kinh.

Mặc dù DSPW da màu (châu Á) không bị chấm tàn nhang di truyền, nhưng họ có các vấn đề phức tạp khác gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Người da màu thường bị những đám đen da sau viêm. Khi đỏ da và ngứa da khỏi, sẽ xuất hiện những đám đen. Chúng có thể tồn tại lâu, làm tăng tính kích thích da và khô da.

Ở người da đen, mảng da bị tróc trông giống những vảy màu xám. Nhiều người gọi chúng là “da màu tro” và một vài sản phẩm chăm sóc da được quảng cáo là để trị được hiện tượng này, nhưng thực ra vấn đề đơn giản chỉ là khô da và có thể được điều trị bằng bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm tốt nào. Tùy thuộc vị trí da bị khô mà bạn có thể chọn đúng sản phẩm bôi mặt hoặc bôi toàn thân.

 

5. ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC DA

Khí hậu ẩm là điều kiện lý tưởng dành cho da bạn. Vào mùa đông, khí hậu khô làm tăng yếu tố khô và nhạy cảm của da, dẫn đến hiện tượng bong vảy và ngứa. Môi trường khô như trong máy bay hoặc vùng sa mạc làm làn da vốn ít nước của bạn mất nước thêm. DSPW cũng có thể bị khô da, ngứa và nhạy cảm hơn do quần áo dày mùa đông làm từ vải len vì chúng cọ xát và kích thích da.

Bạn cần thay đổi chế độ chăm sóc da theo mùa, đừng mù quáng chỉ theo một chế độ chăm sóc da. Hãy quan tâm đến tình trạng của da bạn và thay đổi khi cần thiết. Nếu khí hậu khô thì phải dưỡng ẩm thường xuyên hơn, dùng sản phẩm kem có tác dụng mạnh hơn. Ở những vùng ẩm hơn, bạn có thể ra ngoài với các sản phẩm nhẹ hơn. Khi những vết đen phát triển thì điều trị chúng và khi hết những vết đen thì quay trở lại với chế độ duy trì.

Với loại da DSPW, các vấn đề da thường trầm trọng thêm theo độ tuổi. Sau tuổi 40, vấn đề da khô có thể tồi tệ hơn, đặc biệt ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, lúc này cần dưỡng ẩm thường xuyên và dùng những sản phẩm dưỡng ẩm mạnh. Vấn đề da nhạy cảm cũng tăng lên theo tuổi, vì bạn càng tiếp xúc nhiều hơn với các thành phần chăm sóc da thì càng có nhiều nguy cơ bị dị ứng (chỉ đến tuổi 80, 90 thì vấn đề dị ứng mới giảm xuống do giảm chức năng miễn dịch). Do đó, hãy tìm một vài sản phẩm phù hợp với bạn và trung thành với nó. Chấm tàn nhang di truyền, nốt tàn nhang do ánh nắng, những mạch máu nổi rõ trên mặt (thỉnh thoảng thấy cùng trứng cá đỏ), và nếp nhăn cũng tệ hơn theo độ tuổi.

Lưu ý của Baumann: Nếu bạn nghĩ bạn bị chàm, bạn nên gặp bác da liễu. Vì trong nhiều trường hợp bị chàm, sản phẩm dưỡng ẩm và chế độ chăm sóc da hàng ngày là không đủ.

 

6. CHĂM SÓC DA HÀNG NGÀY

Mục đích của chế độ chăm sóc da hàng ngày là giải quyết vấn đề khô da, nhạy cảm, những vết đen bằng những sản phẩm chứa các thành phần giúp da giữ nước, giảm tính nhạy cảm của da và giảm những vết đen. Chế độ chăm sóc da cũng giúp phục hồi hàng rào da, giảm viêm, phòng và điều trị nếp nhăn, phòng và điều trị trứng cá.

Vì loại da DSPW tiềm ẩn quá nhiều vấn đề khác nhau, do đó hãy điều chỉnh chế độ chăm sóc da để phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn. Bạn sẽ tìm thấy ở đây những chế độ chăm sóc da khi bị những vết đen, đỏ da và tê buốt hoặc trứng cá.

Nếu bạn bị trứng cá, tốt nhất là đến gặp bác sĩ da liễu. Những thành phần trong các sản phẩm điều trị trứng cá không theo đơn như benzoyl peroxide và salicylic acid sẽ làm vấn đề khô da và kích thích da nặng hơn. Bác sĩ da liễu sẽ kê đơn thuốc chứa lưu huỳnh và thuốc kháng sinh bôi trực tiếp hoặc thuốc uống giúp điều trị trứng cá mà không gây kích ứng da. Nếu các vấn đề về da rắc rối quá, bạn chỉ nên cố gắng duy trì chế độ chăm sóc da trong vòng hai tuần hoặc cho đến khi gặp bác sĩ da liễu.

Chế độ chăm sóc da dưỡng ẩm và trị vết đen:

* Chăm Sóc Da Buổi Sáng

– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt

– Bước 2: Rửa mặt bằng nước xịt khoáng

– Bước 3: Bôi gel làm sáng da

– Bước 4: Bôi sản phẩm phẩm dưỡng ẩm chứa chất chống nắng.

– Bước 5: Bôi kem nền chứa chất chống nắng (không bắt buộc)

Buổi sáng, rửa mặt bằng kem rửa mặt chống khô da (cold cream) hoặc dầu rửa mặt, vì chúng ít khô hơn các sữa rửa mặt thông thường khác.

Rửa sạch bằng nước xịt khoáng . Sau đó, nhanh chóng bôi gel làm sáng da lên những vết đen, tiếp đến bôi sản phẩm dưỡng ẩm chứa SPF. Cố gắng bôi sản phẩm dưỡng ẩm khi da bạn vẫn còn ướt để kéo nước vào trong da.

Cuối cùng, dùng kem nền chứa SPF nếu muốn.

 

* Chăm Sóc Da Buổi Tối

– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt

– Bước 2: Xịt nước xịt khoáng

– Bước 3: Bôi gel làm sáng da

– Bước 4: Bôi kem đêm chứa chất chống oxy hóa.

Buổi tối, rửa mặt bằng kem rửa mặt chống khô da hoặc dầu rửa mặt. Sau đó rửa sạch bằng nước xịt khoáng. Bôi gel làm sáng da lên những vết đen, sau đó nhanh chóng bôi kem dưỡng ban đêm chứa chất chống oxi hóa.

Nếu bạn bị trứng cá, bạn có thể theo chế độ này và bổ sung mặt nạ chứa lưu huỳnh 1-2 lần/tuần. Dùng mặt nạ sau khi đã rửa mặt, và đắp mặt nạ đủ thời gian theo hướng dẫn trên hộp, rồi rửa sạch. Sau đó tiếp tục phần còn lại của chế độ chăm sóc da.

Chế độ chăm sóc da duy trì khi đã hết vết đen:

* Chăm Sóc Da Buổi Sáng

– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt

– Bước 2: Bôi serum chống oxy hóa

– Bước 3: Xịt nước xịt khoáng

– Bước 4: Bôi sản phẩm dưỡng ẩm chứa SPF hoặc dùng chống nắng.

– Bước 5: Dùng kem nền chứa chất chống nắng (không bắt buộc).

Buổi sáng, rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Bạn có thể sử dụng kem rửa mặt chống khô da, các loại dầu rửa mặt, hoặc các loại sữa rửa mặt và lotion dịu nhẹ.

Tiếp theo, bôi serum chống oxi hóa. Xịt nước xịt khoáng, sau đó nhanh chóng bôi dưỡng ẩm chứa SPF.

Cuối cùng dùng kem nền chứa SPF.

 

* Chăm Sóc Da Buổi Tối

– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt

– Bước 2: Xịt nước xịt khoáng

– Bước 3: Bôi kem chứa chất chống oxi hóa

Buổi tối, rửa mặt bằng sữa rửa mặt giống buổi sáng và xịt nước xịt khoáng. Khi da bạn vẫn còn ướt, nhanh chóng bôi kem dưỡng ban đêm chứa chất chống oxi hóa.

 

Chế độ chăm sóc da khi đã hết đốm đen nhưng còn bị đỏ da và tê buốt:

* Chăm Sóc Da Buổi Sáng

– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt.

– Bước 2: Xịt nước xịt khoáng

– Bước 3: Bôi sản phẩm chống viêm

– Bước 4: Bôi sản phẩm dưỡng ẩm chứa SPF hoặc dùng chống nắng

– Bước 5: Dùng kem nền chứa chất chống nắng (không bắt buộc).

Buổi sáng, rửa mặt bằng sữa rửa mặt bạn chọn và rửa sạch bằng nước xịt khoáng.

Bôi sản phẩm chống viêm.

Tiếp theo, bôi sản phẩm dưỡng ẩm chứa SPF, sau đó dùng kem nền nếu muốn.

 

* Chăm sóc da Buổi Tối

– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt

– Bước 2: Xịt nước xịt khoáng

– Bước 3: Bôi sản phẩm chống viêm

– Bước 4: Bôi kem chứa chất chống oxy hóa

– Bước 5: Đắp mặt nạ chứa lưu huỳnh 1-2 lần/tuần

Buổi tối, rửa mặt bằng sữa rửa mặt và rửa sạch bằng nước xịt khoáng.

Bôi sản phẩm chống viêm giống buổi sáng, sau đó bôi kem chứa chất chống oxi hóa. – Đắp mặt nạ chứa lưu huỳnh 1-2 lần/tuần. Dùng mặt nạ sau khi đã rửa mặt và đắp mặt nạ đủ thời gian theo hướng dẫn rồi rửa sạch.

Sau đó tiếp tục phần còn lại của chế độ chăm sóc da.

  • Sữa rửa mặt

Loại da DSPW nên tránh bất kỳ sữa rửa mặt nào tạo bọt. Sản phẩm tốt nhất dành cho da bạn là sữa rửa mặt nền dầu hoặc kem không làm khô da.

  • Sản phẩm chống viêm

Sản phẩm chống viêm thường là serum hoặc gel. Các sản phẩm hiệu quả nhất thường được kê theo đơn, tuy nhiên một vài sản phẩm không theo đơn cũng mang lại hiệu quả.

  • Serum chống oxi hóa

Nên dùng serum chống oxi hóa trong một số chế độ chăm sóc da, trừ trường hợp bạn thường xuyên bị đỏ da hoặc tê buốt khi phản ứng với các sản phẩm chăm sóc da khác, vì khi đó những serum này cũng sẽ gây kích thích cho da bạn.

  • Nước xịt khoáng

Loại da DSPW không được sử dụng toner, vì nó thường có thành phần gây khô được thiết kế để loại bỏ lipid của da. Da của bạn cần tất cả lipid mà nó có. Toner cũng chứa các thành phần gây kích thích cho làn da nhạy cảm của bạn.

Nếu da của bạn quá nhạy cảm, bạn có thể hợp với các loại dung dịch đặc biệt. Trong một nghiên cứu gần đây, người ta kích thích da bằng chất tẩy rửa và so sánh thời gian da bị kích thích. Rửa mặt với nước giàu CO2 1 phút/ngày, thời gian da bị kích thích ngắn hơn so với khi rửa bằng nước vòi bình thường. Kết quả này gợi ý rằng rửa mặt với Pellergino hoặc các nước chứa cacbonate khác sẽ có tác dụng.

Hãy xịt nước xịt khoáng lên mặt trước khi bôi kem mắt và sản phẩm dưỡng ẩm. Sản phẩm dưỡng ẩm và kem mắt sẽ giúp ngăn nước bốc hơi ‒ giữ nước lại, biến bề mặt da thành một kho chứa, từ đó kéo nước vào bên trong da. Điều này đặc biệt tốt trong môi trường khô như trong mùa đông, phòng điều hòa hoặc trong máy bay.

Nước xịt khoáng được lấy từ các nguồn nước khoáng. Nó không chứa các chất hóa học như Clo ‒ chất thường được cho thêm vào nước máy chúng ta vẫn dùng để giữ nước không bị tảo và các vi sinh vật khác. Các thành phần của nước xịt khoáng khác nhau tùy theo nguồn nước.

  • Sản phẩm dưỡng ẩm

Bôi sản phẩm dưỡng ẩm thường xuyên: buổi sáng sau khi rửa mặt, buổi chiều muộn hoặc đầu buổi tối và cuối cùng là trước khi đi ngủ. Với điểm O/D rất thấp, hoặc khí hậu khô, sản phẩm dưỡng ẩm dạng kem sẽ tốt hơn dạng lotion vì da của bạn cần được dưỡng ẩm mạnh. Nếu bạn có điểm O/D trung bình 17-26 hoặc trong điều kiện độ ẩm cao, hãy dùng dạng lotion. Tránh sản phẩm dưỡng ẩm có nhiều hương liệu và sản phẩm chứa các loại dầu thiết yếu.

  • Sự lột da

Những người thuộc loại da DSPW không bao giờ nên lột da vì điều đó có thể làm da bạn thêm nhạy cảm và làm tổn thương hàng rào da. Thay vào đó, hãy tập trung vào sản phẩm dưỡng ẩm.

  • Chống nắng cho da bạn

Bạn nên dùng kem chống nắng. Nếu bạn có những vết đen thì có vài sản phẩm chống nắng chứa yếu tố làm sáng da như Philosophy A Pigment of Your Imagination. Nếu có thể, hãy tìm các sản phẩm chống nắng chứa chất chống oxi hóa.

9. CHỌN MUA SẢN PHẨM

Việc đọc thành phần trên nhãn sản phẩm rất quan trọng đối với loại da DSPW, vì da của bạn có thể bị kích thích bởi quá nhiều loại thành phần. Bạn hãy chọn những sản phẩm chứa các thành phần có lợi. Dưới đây Baumann liệt kê những thành phần giúp ích trong việc phòng và điều trị vết đen, giữ nước cho da, cải thiện nếp nhăn và phòng viêm, cũng như các thành phần nên tránh.

Thành phần chăm sóc da:

  • Arbutin
  • Cucumber extract
  • Glycyrrhira glabra (licoricephosphate extract)
  • Hydroquinone
  • Kojic acid
  • Magnesium ascorbyl
  • Mulberry extract
  • Tyrostat

Phòng nhng đốm đen:

  • Ajuga tur
  • Dimethicome
  • Evening primrose oil
  • Glycerin
  • Jojoba oil
  • Macadamia nut oil
  • Olive oil
  • Colloidal oatmeal
  • Dexpanthenol
  • Apricot kernel oil
  • Borage seed oil
  • Canola oil
  • Cholesterol
  • Cocoa butter (nếu bạn không bị trứng cá)
  • Safflower oil
  • Shea butter

Phòng nếp nhăn

  • Basil
  • Caffeine
  • Camilla sinesis (green tea, white tea)
  • Idebenone
  • Lutein
  • Lycopene (ubiquinone)
  • Copper peptide (pomegranate)
  • Pycnogenol (a pine bark extract)
  • Ferulic acid
  • Feverfew
  • Ginger
  • Ginseng
  • Grap seed extract
  • Carrot extract
  • Coenzyme Q10
  • Unica granatum
  • Curcumin (tetradracurcumin or turmeric)
  • Rosemary
  • Silymarin
  • Yucca

Ci thin nếp nhăn:

  • Aloe vera
  • Chamomile
  • Cucumber
  • Dexpanthenol (procitamin B5)
  • Epibolium angustifolium
  • Trifolium pretense
  • Feverfew
  • Green tea
  • Licochalone
  • Mirabilis
  • Perilla leaf extract
  • Pycnogenol (a pine bark extract)
  • Red algae
  • Thyme (willow herb)
  • Evening promise oil (red clover)
  • Zinc

Thành phn cn tránh

Vi tt c nhng người thuc loi da này:

  • Các sửa rửa mặt tạo tạo
  • Scub
  • Toner

Nếu bn b trng cá

  • Butyl sterarate
  • Cinnamon oil
  • Cocoa butter
  • Cocos nucifera (coconut oil)
  • Decyl oleateisocetyl stearate
  • Octyl stearate
  • Peppemint oil
  • Propylene glyco-2
  • Lanolin
  • Myristyl myristate
  • Myristyl propionate
  • Octyl palmitate or
  • Isopropyl isostearate
  • Isopropyl myristate
  • Isopropyl palmitate
  • Isostearyl neopentanoate (PPG-2)

Nếu bn b đỏ da:

  • Al pha hy droxy acids (lactic acid, glycolic acid)
  • Retinaldehyde
  • Retinol
  • Retinyl palmitate
  • Vitamin C (ascorbic acid)
  • Polyhydorxy acids
  • Alpha lipoic acid
  • Benzoyl peroxide
  • Gluconolactone
  • Phytic acid

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.